Ngành học

Bạn phù hợp với vị trí nào trong thị trường việc làm Marketing rộng lớn

02/11/2021

Có thể bạn sẽ hoang mang sau khi tham khảo về các chức năng công việc của nghề Marketing và cảm thấy nếu đảm nhiệm hết các công việc đó sẽ thật là khó khăn. Tuy nhiên, mỗi phòng ban Marketing sẽ có nhiều chức danh và vị trí nhân sự khác nhau. 

Sau khi xem bài viết này, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn về từng chức danh trong phòng Marketing để dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. 

 

Một số công việc phổ biến trong ngành Marketing

Dưới đây là một số vị trí phổ biến trong phòng Marketing của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Những bạn đang thắc mắc học Marketing ra làm gì hãy xem một vài gợi ý công việc bên dưới nhé:

Các vị trí tại doanh nghiệp (Client):

  • Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer): Là một chức vụ quản lý cấp trung cao, chịu trách nhiệm về công việc marketing trong công ty.
  • Giám đốc thương hiệu (Brand Manager): Là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty; từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý; từ công ty quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quản lý thương mại, văn hóa đến công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội…
  • Trợ lý Nhãn hàng (Assistant Brand Manager): Cánh tay đắc lực của Brand Manager.
  • Trưởng phòng Truyền thông (PR Manager): Người chịu trách nhiệm PR (quan hệ công chúng) cho nhãn hàng, công ty.
  • Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager): Chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý và đưa ra chiến lược bán hàng, quảng cáo hiệu quả.
  • Trợ lý Marketing (Assistant Marketing): Cánh tay đắc lực của Trưởng phòng/Giám đốc trong việc lên kế hoạch, thực hiện và theo dõi hiệu quả các chiến dịch Marketing.
  • Nhân viên SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): Cải thiện thứ hạng website của công ty trên các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu từ khóa, đề xuất kỹ thuật SEO và thiết kế website, phân tích và áp dụng các số liệu về hiệu suất của website và từ khóa.
  • Nhân viên Social Media: Xây dựng và quản lý chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tạo nội dung, quản lý, theo dõi các chiến dịch quảng cáo và luôn cập nhật xu hướng truyền thông mới.
  • Nhân viên Digital Marketing: phối hợp chặt chẽ với nhiều vị trí Marketing khác nhau như SEO, Social Marketing, Content Writer để giám sát việc thực hiện đúng các chiến dịch tiếp thị. Họ tạo và giám sát thời hạn chiến dịch, quản lý ngân sách và điều phối chiến dịch từ đầu đến cuối.
  • Nhân viên nghiên cứu thị trường: khảo sát về sự hài lòng của khách hàng, đo lường hiệu suất các chiến dịch Marketing để xác định các mô hình thành công. Họ cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu các khó khăn của chiến dịch tiềm năng và đưa ra cách khắc phục nhằm xác định sản phẩm hoặc dịch vụ nào nên bán và nên bán theo cách nào.
  • Nhân viên tổ chức sự kiện: Tạo ý tưởng thông điệp, tổ chức và quảng bá các sự kiện nhằm làm tăng tình yêu thương hiệu và hiệu quả bán hàng

 

Các vị trí tại Agency:

  • Chuyên viên nội dung (Content Writer): Lên ý tưởng, thực hiện nội dung. Để làm copywriter, bạn phải có vốn ngôn ngữ phong phú, hiểu văn hóa địa phương, tập quán vùng miền, hiểu hành vi khách hàng và ứng xử của khách hàng đối với nhãn hàng bạn đang viết. Hiểu biết của khách hàng, nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm để đánh trúng đích.
  • Chuyên viên thiết kế (Designer): Thiết kế, vẽ story board, nắm bắt ý tưởng nhanh chóng và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng nhất.
  • Trưởng phòng Bán hàng (Account Manager): Mang lại hợp đồng cho công ty. Vị trí này cần tài giỏi, có tầm nhìn và khả năng thiết lập quan hệ, giao tiếp tốt, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với khách hàng và các phòng ban, nhân sự khác trong công ty.
  • Trợ lý Bán hàng (Account Executive): Nhận yêu cầu và làm hài lòng khách hàng, triển khai lại với các nhân sự khác trong công ty.
  • Chuyên viên Marketing (Marketing Executive): Làm công việc sale và marketing. Vị trí này thấp hơn Account Executive (tùy cơ cấu nhân sự mỗi công ty) và Account Manager, bù lại, có ít áp lực hơn từ công việc.

 

Xác định lộ trình thăng tiến của một Marketer

  • Entry-Level (cấp độ thấp nhất trong doanh nghiệp): Kinh nghiệm yêu cầu: 0-2 năm.
  • Marketing Manager (Quản lý Marketing): Kinh nghiệm yêu cầu: 3-4 năm.
  • Director of Marketing (Giám đốc Marketing): Kinh nghiệm yêu cầu: 6-7 năm.
  • VP of Marketing (Phó Chủ tịch Marketing): Kinh nghiệm yêu cầu: 12-14 năm
  • Chief Marketing Officer (CMO - Giám đốc Điều hành Marketing): Kinh nghiệm yêu cầu: 20+ năm.

Mẹo giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân

Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing và những ngành liên quan, qua quá trình làm việc thực tế, các bạn sẽ hình thành một lộ trình phát triển nghề nghiệp thích hợp với bản thân. Tất cả những công việc của nghề Marketing sẽ không làm khó được bạn nếu luôn giữ vững đam mê, nỗ lực hoàn thành tốt công việc và có tinh thần cầu tiến.

Những vị trí công việc trong ngành Marketing vô cùng đa dạng và có sự kết nối với 6 nhóm tính cách Holland. Chẳng hạn nếu bạn có nhóm tính cách Kỹ thuật nổi trội, có thể bạn sẽ phù hợp với các vị trí như: Nhân viên SEO, Nhân viên Digital Marketing, Advertising Manager… Bạn có thể xác định chính xác hơn bằng cách làm bài trắc nghiệm Holland và tham gia khóa học Chương trình giáo dục hướng nghiệp cùng Rightpath.edu.vn nhé!


Tags:
Ngành nghề Marketing