Ngành học
02/11/2021
Theo Philip Kotler, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”.
Thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt, sức ép từ việc hội nhập kinh tế thế giới đã chi phối mạnh mẽ đến thị trường hoạt động của các doanh nghiệp. Điều đó thôi thúc các công ty cần đến những biện pháp, chiến lược marketing hiệu quả trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình.
Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ nghe ai đó nói vui về nghề marketing như: “làm marketing là làm quảng cáo, làm TVC, phát tờ rơi, phát đồ dùng thử ở siêu thị…”. Ở đây, họ đang liệt kê các hình thức quảng cáo phổ biến và truyền thống thường thấy trên thị trường. Đây là câu trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, đó chỉ là các phần thực thi ngoài thị trường.
Marketing là một lĩnh vực ngày càng rộng lớn theo sự phát triển của thời đại, bao gồm các hoạt động chính như sau:
Marketer là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên kế hoạch chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng. Công việc của Marketer giúp mở rộng thị trường, đem về khách hàng tiềm năng và tăng nhận diện thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu cũng như tạo nhu cầu mới.
Các công việc của họ sẽ bao gồm: xác định mục tiêu, phân khúc khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ, tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, sáng tạo content, thiết lập ngân sách, thiết lập các chiến dịch quảng cáo.
Để theo đuổi sự nghiệp Marketing thành công, bạn cần chuẩn bị cho mình 3 năng lực chủ chốt cần thiết bao gồm:
Trình độ học vấn
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu nhân viên Marketing phải có bằng cử nhân Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan như: Báo chí, Truyền thông, Quan hệ công chúng và các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại...
Để có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp thì bằng Thạc sĩ chuyên ngành Marketing sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn.
Kỹ năng kỹ thuật
Kiến thức phần mềm và nền tảng cũng rất quan trọng đối với Marketer trong việc duy trì quy trình công việc nhất quán, tung ra các chiến dịch, theo dõi kế hoạch, giao tiếp với khách hàng hoặc thành viên trong nhóm. Những nền tảng này giúp nhân viên Marketing hoàn thành nhiệm vụ của họ hiệu quả hơn. Dưới đây là một số kỹ năng kỹ thuật bạn cần thành thạo với vai trò là một nhân viên Marketing:
Kỹ năng mềm
Để thành công với vai trò là một Marketer, bạn nên học và phát triển các kỹ năng sau: