Ngành học

Những điều cần biết về ngành Công nghệ Thông tin

02/11/2021

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology hay thường gọi là IT) là một nhánh trong ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Theo Báo cáo Thị trường Công nghệ thông tin Việt Nam 2021 – Developers Recruitment State, đại dịch Covid-19 bùng phát chính là phát nổ cho cuộc cạnh tranh của tri thức, của sự cấp tiến trong tư duy về thị trường công nghệ. Chính phủ Việt Nam ngày một mở rộng cánh cửa hợp tác với các công ty công nghệ nước ngoài. Cho thấy sự quan tâm đúng lúc và cũng như hiểu được tầm quan trọng của việc thúc đẩy số hóa và ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế…

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Các doanh nghiệp hiện nay dù ở lĩnh vực nào cũng đều cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Sự hiện diện của công nghệ thông tin không chỉ giúp tăng hiệu quả công việc của mỗi nhân viên mà còn giúp công tác quản lý, xử lý thông tin và ra quyết định chính xác và kịp thời. Và trong các hoạt động thường ngày, ứng dụng công nghệ thông tin cũng hiện hữu khắp nơi như: tivi kết nối Internet, wifi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, hệ thống nhà thông minh… Điều này cho thấy tầm quan trọng của Công nghệ thông tin trong cuộc sống ngày nay, hay nói cách khác là Công nghệ thông tin đã trở thành một thành phần thiết yếu, không thể thay thế!

CÁC LĨNH VỰC PHỔ BIẾN CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

Phát triển website (Website Developer) 

Công việc chủ yếu là tạo các ứng dụng chạy trên trình duyệt như Google, Cốc Cốc, Firefox… Có 2 loại website là website động và website tĩnh nhưng lập trình viên chỉ tạo website động. Website động còn bao gồm cả các website ứng dụng. 

Phát triển ứng dụng di động 

Nhân viên IT thuộc lĩnh vực này có thể tạo ra các ứng dụng trên điện thoại tương tự như Grab, Zalo, Momo… Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone. 

Phát triển, hoàn thiện game 

Thiết kế bản phác thảo ý tưởng, nêu ra những điểm hấp dẫn; phát triển nhanh bản demo gameplay để chơi thử, cảm nhận, đánh giá, tìm lỗi sai để sửa chữa; phát triển game hoàn chỉnh song song với Artist và Game Designer. 

Với xu hướng di động hóa ngày càng vượt trội, nhân viên IT lập trình game dựa trên nền tảng các hệ điều hành như iOS, Android. Bên cạnh đó còn lập trình đa nền tảng với ngôn ngữ website. Đây là ngành nghề phổ biến với tiềm năng cao do nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao và theo xu hướng hiện đại.

Lập trình nhúng 

Lập trình nhúng cũng giống như lập trình bình thường, chỉ khác biệt là ở môi trường lập trình. Ví dụ, một chiếc ô tô thông thường sẽ có 70 - 80 chip vi xử lý. Mỗi bộ xử lý đảm nhiệm một nhiệm vụ như điều khiển đèn tín hiệu, đóng mở cửa… và mỗi bộ phận này chính là một hệ thống nhúng. 

Trí tuệ nhân tạo

Smartphone có thể nhận diện khuôn mặt/vân tay, SoftBank chế tạo robot Pepper làm lễ tân, máy phun thuốc trừ sâu không người lái… tất cả đều là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo. Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì đây là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn. 

Bảo mật

Vấn đề bảo mật, an ninh mạng đang là mối lo chung trên toàn thế giới. Một kỹ sư IT trong lĩnh vực bảo mật, đặc biệt là điện toán đám mây sẽ là nghề hot, cơ hội việc làm cao. 

 

Ngoài ra còn có các công việc khác về phần mềm, hệ thống quản trị, mạng lưới Internet… như:

  • Nhân viên Phân tích dữ liệu: thu thập, sắp xếp dữ liệu cũng như nghiên cứu để đưa ra các hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin dễ dàng, chuẩn nhất đảm bảo chất lượng công việc và các dữ liệu cần có tính bảo mật.
  • Chuyên viên Quản trị hệ thống: giám sát, quản lý hệ thống cũng như quá trình vận hành của các thiết bị trong doanh nghiệp. Đảm bảo sự duy trì ổn định của hệ thống, tất cả những vấn đề về cập nhật, bảo trì hay công việc liên quan đến hệ thống đều được nhân viên quản trị hệ thống nắm bắt và thực hiện công việc tốt nhất.
  • Kỹ sư Phần mềm: tập trung vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế để viết ra những chương trình thích hợp đáp ứng nhu cầu công việc thực tế tốt nhất.
  • Chuyên gia Phân tích hệ thống: có nhiệm vụ chủ yếu là gặp gỡ khách hàng cùng các trưởng dự án để thảo luận và thực hiện công việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó còn giám sát, phân công công việc cho cấp dưới hoặc nhân viên lập trình để tạo ra những phần mềm và ứng dụng tốt nhất. 
  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật: có nhiệm vụ làm việc với những nhà cung cấp phần cứng và phần mềm đến khách hàng. Hỗ trợ khách hàng và ghi nhận lỗi, khắc phục kịp thời cho khách hàng về sản phẩm của công ty mình. Bên cạnh việc sửa lỗi cùng với đó phải liên tục đưa ra ý kiến cho sự đổi mới của sản phẩm.
  • Nhân viên Thiết kế web/dịch vụ Internet: người thực hiện việc thiết kế cũng như tạo các trang web, đưa ra những liên kết và thử nghiệm thiết kế đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Tags: