Được xem là ngành dễ thi, dễ học và dễ kiếm việc làm sau khi ra trường, nhưng Xã hội học có thực sự là ngành học có tương lai hay không? Sẽ học những gì? Mức thu nhập như thế nào?
Ngành Xã hội học có thể bị mai một trong tương lai hay không?
Thực tế cho thấy một số ngành học hiện đang hot nhưng tương lai 10 – 20 năm nữa được xem là ngành “chết”, sẽ bị đào thải bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, Xã hội học lại ngược lại, chừng nào con người còn tồn tại thì sinh viên Xã hội học sẽ còn được trọng dụng, bởi vì các lý do như sau:
Xã hội học giúp đánh giá các chính sách sẽ và đã được chính phủ/ tổ chức đưa ra, nhằm mục đích cho thấy chính sách đó có thực thi hay không, có cần điều chỉnh hay không.
Người được đào tạo ngành Xã hội học có thể nhận thức được sự thay đổi của xã hội và đề xuất những giải pháp phù hợp hơn để cải thiện xã hội trở nên tốt hơn nữa.
Người học ngành Xã hội học bằng kỹ năng của mình có thể giúp điều hòa mối quan hệ giữ con người và con người trong một tổ chức/ doanh nghiệp, giúp tổ chức/ doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững hơn.
Những tố chất phù hợp với ngành Xã hội học
Hơn cả một ngành học, Xã hội học còn được xem là ngành khoa học xã hội, do đó đòi hỏi sinh viên phải luôn có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Đồng thời, các bạn còn phải có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. Có thể nói, đây là ngành học rất phù hợp với những người trẻ muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người.
Vậy nên, người học Xã hội học cũng cần một số tố chất đặc biệt sau:
Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội: Người học Xã hội học dĩ nhiên cần hiểu biết sâu sắc về xã hội họ đang sống. Sự hiểu biết này không phải để thỏa mãn trí tó mò hay bổ sung tri thức mà sẽ là nền tảng cho sự đột phá về nhận thức và mong muốn được thúc đẩy sự phát triển con người và xã hội.
Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo: Rất cần thiết cho những ai muốn đi sâu vào con đường nghiên cứu.
Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ: Dù là một ngành học thuộc khối xã hội nhưng Xã hội học lại là ngành yêu cầu tập hợp số liệu, thông tin một cách chính xác, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho công việc đang làm.
Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội.
Thích học các môn xã hội.
Học Xã hội học cần học những gì?
Giáo trình cơ bản: Khái luận xã hội học, Khái luận công tác xã hội, Lịch sử tư tưởng xã hội phương Tây, Tâm lý học xã hội, Hành vi con người và hoàn cảnh xã hội, Thống kê học xã hội, Phương pháp nghiên cứu xã hội…
Giáo trình chuyên môn: Xã hội học thành thị, Khái luận xã hội học, Lý thuyết xã hội học phương Tây, Ứng dụng SPSS, Phương pháp luận khoa học xã hội, Xã hội học truyền thông, Xã hội học kinh tế, Xã hội học tôn giáo, Xã hội học nông thôn…
Nếu muốn sau khi ra trường có thể làm việc tại các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, chuyên viên phát triển cộng đồng trong các dự án phát triển thì kỹ năng tiếng Anh là một yếu tố không thể thiếu. Tiếng Anh không chỉ giúp đơn xin việc của bạn có nhiều ưu thế hơn mà về lâu dài sẽ mang đến nhiều cơ hội thăng tiếng hơn hẳn.
Mức lương ngành Xã hội học bao nhiêu?
Đối với sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm, khi làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình sẽ từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương từ 8 - 15 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn.
Đối với những sinh viên có thể tiếp cận và làm việc tại các tổ chức phi chính phủ thì mức lương theo đó cũng có nhiều sự thay đổi. Nhân viên mới: 7 – 12 triệu đồng/tháng. Nhân viên 3 - 5 năm: 13 – 18 triệu đồng/tháng. Nhân viên 6 - 10 năm: 18 – 23 triệu đồng/tháng. Chuyên gia: 34 – 68 triệu đồng/tháng. Trưởng đại diện tại Việt Nam: 120 – 140 triệu đồng/tháng. Mức lương này thường đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Anh hoặc 1 ngôn ngữ khác giỏi, có khả năng quản lý dự án tốt và đồng thời cũng thường xuyên phải đi công tác dài ngày ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Trên đây là các thông tin tổng quát nhất về ngành Xã hội học. Nếu các bạn trẻ và quý vị phụ huynh muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành này cũng như những ngành nghề khác, hãy tham gia Chương trình giáo dục hướng nghiệp cùng Righpath.edu.vn hoàn toàn miễn phí. Chương trình có sự tham gia của các giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sẽ đồng hành cùng các bạn trẻ để giúp tìm ra ưu nhược điểm, tiềm năng bản thân và hướng đi đúng cho tương lai.