Ngành học

Ngành Vạn vật kết nối (IoT) - Chìa khóa vận hành tương lai

09/11/2021

Sức mạnh của IoT đang thay đổi thế giới và thay đổi cả tương lai của con người. Bạn có muốn tham gia và trở thành người dẫn đầu xu thế trong lĩnh vực này không? 

Có thể bạn đã nghe đến những thuật ngữ như smartcity, smarthome hay đơn giản hơn, hãy nghĩ đến một chiếc xe tự lái, một ngôi nhà được trang bị các thiết bị thông minh, giúp bạn dù ở xa hàng nghìn cây số vẫn có thể dễ dàng điều khiển mọi thứ trong ngôi nhà của mình… Đó là sức mạnh của IoT, minh chứng cho việc công nghệ đang thay đổi thế giới và thay đổi cả tương lai của con người. Và hiện nay, IoT đang là xu hướng nghề nghiệp của giới trẻ. Bài viết dưới đây của Rightpath.edu.vn sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc tạo sao ngành này lại hấp dẫn nhé!

Vậy IoT là gì? 

IoT là viết tắt của từ Internet of Things – Internet vạn vật hay Vạn vật kết nối. IoT định hướng kết nối những thiết bị, công cụ, đồ vật trong đời sống hàng ngày với internet để con người có thể giao tiếp, truy cập, điều khiển, thu thập được thông tin và quản trị các thiết bị đó nhằm làm tăng hiệu suất, hiệu quả sử dụng.

 

Ứng dụng của ngành Vạn vật kết nối là gì?

Từ khái niệm trên, ứng dụng của IoT trong đời sống hiện nay rất phổ biến và đa dạng. Có thể kể đến như:

  • Nông nghiệp thông minh.
  • Đô thị thông minh.
  • Nhà máy thông minh.
  • Văn phòng thông minh.
  • Nhà thông minh.

Ngành học dành cho những "quái kiệt" kết nối vạn vật 

Nói đây là ngành học dành cho những "quái kiệt" quả thật không sai bởi ngoài kiến thức chuyên ngành phức tạp mà sinh viên phải học trong suốt 4 năm đại học, chỉ tiêu tuyển sinh cực thấp của các trường đào tạo cũng khiến IoT lọt top những ngành "khó nhằn" nhất tại Việt Nam. 

Điểm xét tuyển thuộc hàng top, một số trường còn có chính sách ưu tiên cho học sinh xuất thân từ trường trung học phổ thông chuyên, từng đạt giải sáng tạo khoa học công nghệ trong, ngoài nước và có chứng chỉ IELTS quốc tế. Chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, chương trình học chủ yếu tập trung vào việc đi thực địa tại các tập đoàn hàng đầu thế giới có chi nhánh tại Việt Nam để sinh viên sớm được trải nghiệm các công nghệ, nền tảng tính toán, xử lý dữ liệu tiên tiến nhất hiện nay. 

Điểm qua những tiêu chí trên đủ thấy độ “quái kiệt” của sinh viên ngành Vạn vật kết nối. Nếu có đủ đam mê và khát khao theo đuổi ngành dẫn đầu tương lai này, bạn hoàn toàn có thể trở thành một trong những quái kiệt của ngành này.

 

Chuẩn đầu ra ngành Vạn vận kết nối - IoT

Điều kiện đầu vào khắt khe, chương trình đào tạo đặc biệt, nên các sinh viên tốt nghiệp ngành Vạn vật kết nối được đảm bảo chuẩn đầu ra với những kiến thức và kỹ năng sau: 

  • Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử, IoT và hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức khoa học cơ bản vào vấn đề công nghệ kỹ thuật đòi hỏi phải áp dụng các nguyên lý và quy trình hoặc phương pháp áp dụng trong trong lĩnh vực điện tử, IoT và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc và kiểm chuẩn; có thể tiến hành, phân tích và giải thích thí nghiệm; áp dụng kết quả thí nghiệm để cải thiện quy trình.
  • Khả năng thiết kế hệ thống, thành phần, hoặc các quy trình cho các vấn đề kỹ thuật công nghệ trên phạm vi rộng, phù hợp với mục tiêu đào tạo ngành IoT.

 

  • Khả năng hoạt động hiệu quả với vai trò là thành viên hoặc người lãnh đạo trong nhóm kỹ thuật.
  • Khả năng xác định, phân tích và giải quyết vấn đề công nghệ kỹ thuật.
  • Có khả năng truyền đạt thông tin trong cả hai môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng xác định và sử dụng tài liệu kỹ thuật thích hợp.
  • Có khả năng biết về nhu cầu và tự định hướng phát triển nghề nghiệp.
  • Có sự hiểu biết về khoa học xã hội, cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn và đạo đức, trong đó có tôn trọng sự khác biệt.
  • Có kiến thức về tác động của các giải pháp công nghệ kỹ thuật trong bối cảnh xã hội và toàn cầu.

Học Vạn vật kết nối ở đâu?

Bạn có thể tham khảo danh sách những trường đào tạo ngành IoT chất lượng tại Việt Nam hiện nay như:

  • Đại học FPT.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Bách Khoa TP.HCM.
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

Với sự phát triển của IoT, cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiều lĩnh vực ứng dụng công nghệ khác nữa, con đường phát triển sự nghiệp cho những người thích làm việc với công nghệ tương lai là cực kỳ rộng mở. "Thức thời mới là trang tuấn kiệt", nếu bạn đã có định hướng nghề nghiệp trở thành chuyên gia IoT nhưng vẫn còn trăn trở về ngành học mới này thì bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn tự tin hơn với sự lựa chọn của mình. Rightpath.edu.vn chúc bạn thành công!


Tags: