Ngành học

Vì sao sinh viên Văn hóa học thường được săn đón sau khi ra trường?

18/11/2021

Nhu cầu nhân lực của ngành Văn hóa học được dự báo sẽ tăng cao và mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên của ngành trong thời gian tới.

Văn hóa học ở Việt Nam chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Trong khi đó, nhu cầu về nhân lực của ngành lại đang tăng cao và luôn trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Vì thế sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học luôn được săn đón và có nhiều lựa chọn việc làm cho mình trong tương lai. Hãy cùng Rightpath.edu.vn tìm hiểu nhé!

Tổng quan về ngành Văn hóa học

Văn hóa học là ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan tới phạm trù văn hóa, bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa và các lĩnh vực liên quan đến văn hóa như nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội.

Ngành Văn hóa học hướng tới việc đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng nghiên cứu khoa học, hiểu biết sâu rộng và thấu đáo về các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội và con người. 

Vai trò của các nhà Văn hóa học là giúp cá nhân, tổ chức nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc về các vấn đề xã hội, kinh tế, con người xoay quanh chủ thể chính là văn hóa. Nhờ đó họ có thể đưa ra được giải pháp hợp lý cho các vấn đề kể trên và phát triển bền vững.

 

Ngành Văn hóa học đào tạo những gì cho sinh viên?

Chương trình đào tạo hiện nay của Ngành văn hóa học bao gồm các môn nền tảng về khoa học, xã hội và nhân văn (văn hóa, văn hóa học lý luận, văn hóa ứng dụng). 

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo kỹ năng nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề tổng thể. Bạn cũng được rèn luyện kỹ năng mềm như làm việc nhóm, phân tích, thuyết trình, xử lý tình huống và trau dồi tinh thần trách nhiệm với xã hội.

Sinh viên Văn hóa học được hướng dẫn cách tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý, áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình làm việc, kỹ năng trình bày quan điểm, đặt vấn đề, thuyết trình, thuyết phục… Tất cả giúp bạn trẻ sau khi ra trường có cơ sở vững chắc để làm việc tại nhiều vị trí và đảm nhiệm các vai trò khác nhau ở viện nghiên cứu, tổ chức quản lý, doanh nghiệp trong nước, tập đoàn đa quốc gia…

Nhu cầu nhân lực của ngành Văn hóa đang tăng mạnh

Trong xu hướng toàn cầu hóa và giao thoa văn hóa mạnh mẽ hiện nay, vai trò của ngành Văn hóa học nói chung và cử nhân Văn hóa học ngày càng trở nên quan trọng. Đơn cử như các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia trước khi đầu tư vào bất kỳ khu vực nào luôn cần những người thấu hiểu văn hóa địa phương.

Nhu cầu nhân lực của ngành ngành Văn hóa học vì thế được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên vì chưa có nhiều nơi đào tạo và cũng không được nhiều bạn trẻ biết đến mà hiện ngành vẫn chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho thị trường. 

 

Tương lai rộng mở của cử nhân Văn hóa học

Sự lệch pha giữa cung và cầu kể trên đang khiến các tân cử nhân Văn hóa học “có giá” hơn so với các ngành nghề khác. Họ thường được săn đón bởi các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Nhìn chung, bạn trẻ theo học ngành này khá dễ tìm kiếm công việc tốt sau khi ra trường với mức thu nhập cao và cơ hội thăng tiến rộng mở. Điển hình như:

  • Chuyên viên nghiên cứu văn hóa: Làm việc tại các viện, sở hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học, xã hội và nhân văn các cấp.  
  • Giáo viên, giảng viên các bộ môn khoa học, xã hội và nhân văn: Tham gia công tác giảng dạy và đào tạo cũng là lựa chọn nghề nghiệp rất tốt cho tân cử nhân ngành Văn hóa học.
  • Cán bộ quản lý: Làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa.
  • Làm việc tại các viện bảo tàng, trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa.
  • Chuyên viên đào tạo nhân lực: Phụ trách đào tạo kỹ năng làm việc, vận hành hệ thống và giao tiếp xã hội cho nhân viên của doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Phóng viên, biên tập viên: Sản xuất tin bài về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, xã hội, nhân văn cho các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh địa phương hoặc trung ương.
  • Nhân viên công ty truyền thông.
  • Chuyên gia tư vấn văn hóa và truyền thông: Công tác ở các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế có nhu cầu mở rộng thị trường liên tục, cần thấu hiểu văn hóa địa phương.
  • Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.

 

Mức lương ngành Văn hóa học ra sao?

  • Đối với người làm việc tại các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định dành cho cán bộ, công chức.
  • Nếu bạn làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương trung bình hàng tháng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.
  • Hiện tại, mức lương khởi điểm cho các nhân sự thuộc lĩnh vực Văn hóa học sẽ dao động từ 6 - 12 triệu đồng/tháng. Sau khi vượt qua giai đoạn làm quen với công việc (từ 6 tháng đến 2 năm), bạn sẽ có cơ hội nâng cao thu nhập của mình. Đặc biệt mức lương cho vị trí này tại các doanh nghiệp quốc tế luôn rất hấp dẫn.

Tags: