Ngành học

Cần tố chất, khả năng gì để theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện

03/11/2021

Truyền thông đa phương tiện là ngành tích hợp kiến thức giữa báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin để sáng tạo, xây dựng, thiết kế những sản phẩm ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như báo chí, truyền hình, quảng cáo, sản xuất phim, giải trí…

Truyền thông đa phương tiện cũng là nền tảng quan trọng phục vụ cho các lĩnh vực marketing, truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

Để theo ngành Truyền thông đa phương tiện đòi hỏi người học, người làm cũng cần có những khả năng phù hợp sẵn có hay một ít năng khiếu thì mới có thể lĩnh hội và ngày càng đam mê.

 

Bạn cần có những khả năng và tố chất nào để theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện?

  • Trước hết, ngành Truyền thông đa phương tiện cần bạn có khả năng viết lách, năng khiếu thẩm mỹ, yêu cái đẹp và nhạy cảm với cuộc sống. 

Ngoài các kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng báo chí cũng cần thiết để viết các ấn phẩm báo chí, biên tập sách báo, nội dung cho video, website, fanpage…

Nhạy cảm với cuộc sống sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn khai thác các đề tài gắn liền với cuộc sống xung quanh, dễ có được thiện cảm nơi độc giả và công chúng tiếp cận các sản phẩm truyền thông của bạn.

  • Thứ hai, người làm truyền thông đa phương tiện sáng tạo và luôn hướng đến yếu tố mới.

Kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động vui chơi, giải trí của con người cũng ngày càng nâng cao. Nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông là phải sáng tạo không ngừng, thường xuyên tạo ra các yếu tố mới để quảng bá thương hiệu, đa dạng các sản phẩm… từ đó giúp khách hàng ghi nhớ hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình tạo ra, như vậy mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đai.

  • Yếu tố tiếp theo là phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi.

Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng, bạn cần phải chăm chỉ, nhẫn nại vì sẽ được học rất nhiều kỹ thuật chuyên ngành nâng cao như: kỹ thuật thiết kế đồ họa 2D, 3D, kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ năng thiết kế… Hầu hết các nhà thiết kế truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều loại phần mềm, nhưng do nhu cầu công việc đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, mỗi người thường tập trung kỹ năng thao tác hàng ngày vào một số phần mềm nhất định, vì thế cần chịu khó tìm tòi để có thể khai thác triệt để các chức năng của một phần mềm nào đó để dễ dàng đem lại hiệu quả công việc.

 

Thường xuyên tham gia các chương trình hội thảo, tọa đàm với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông – báo chí… để luôn sẵn sàng và tự tin hội nhập, khẳng định bản thân trong môi trường làm việc hiện đại, năng động.

Cuối cùng, nếu chưa có những tố chất trên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì đơn giản bạn chưa biết cách khai thác khả năng bản thân của mình thôi. Điều bạn cần làm là thích, đam mê ngành Truyền thông đa phương tiện, sau đó hãy trui rèn bản thân để phù hợp với ngành.

Bạn có thể học truyền thông đa phương tiện ở đâu?

Một số trường đại học sau đây sẽ là những gợi ý thú vị cho bạn để theo học ngành Truyền thông đa phương tiện:

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT)
  • Đại học Công nghệ TP.HCM 
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học FPT
  • Đại học Kinh tế Tài chính 

Trong số các trường đại học trên, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) là một trường đại học mới nhưng về mặt chất lượng đài tạo và giảng dạy thì đạt chuẩn quốc tế với định hướng giáo dục mang tinh thần khai phóng ấn tượng.

Chương trình đào tạo tại UMT được xây dựng bởi đội ngũ uy tín và nhiều năm kinh nghiệm, dựa theo các quy chuẩn quốc tế về đào tạo, giảng dạy. Người học sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm và khám phá mô hình đào tạo kết hợp hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp từ năm đầu, cơ hội thực tập/kiến tập thực tế, học kỳ nước ngoài… vào năm thứ hai.

Hiện nay, giáo dục hiện đại không còn là hình thức ghi nhớ, nhồi nhét kiến thức lý thuyết một chiều mà quan trọng hơn là dạy cách để người học có thể tư duy độc lập, tự do suy nghĩ và lựa chọn. Nắm bắt xu hướng giáo dục toàn cầu đó, khung chương trình đào tạo của UMT dành 20% cho các môn liên ngành về STEAM (Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Art – Nghệ thuật, Math – Toán học) giúp người học nâng cao tư duy phản biện và kỹ năng mềm, biết cách sáng tạo để ứng dụng lý thuyết vào thực tế, biến quá trình học trở thành hành trình đầy sự hứng khởi và đam mê.

Studio thực hành Truyền thông đa phương tiện

 

Tại UMT, với rất nhiều ngành học được thiết kế linh hoạt và mang tính ứng dụng cao, người học sẽ được thỏa sức theo đuổi đam mê, tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời trong môi trường giáo dục hiện đại với những chương trình đào tạo đáp ứng cả nhu cầu nghiên cứu lẫn ứng dụng.


Tags: