Ngành học

Tất tần tật những gì bạn cần biết trước khi chọn ngành Tôn giáo học

18/11/2021

Tôn giáo học là ngành gì, có vai trò quan trọng ra sao? Rightpath.edu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn trong bài viết sau đây.

Tôn giáo học là ngành gì, có vai trò thế nào trong sự phát triển kinh tế, xã hội? Bạn trẻ sẽ học được những gì khi lựa chọn ngành này? Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Tôn giáo học ra sao? 

Tôn giáo học là ngành như thế nào?

Tôn giáo học (mã ngành 7220309, tên tiếng Anh là Religious Studies) là một ngành khoa học xã hội có lịch sử lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây là ngành còn khá mới và chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. 

Ngành Tôn giáo học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lý luận, thực tiễn liên quan đến Tôn giáo. Giúp bạn có cái nhìn toàn diện, khoa học và sâu sắc về bản chất của tôn giáo và các tác động của nó đến đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị trong nước và quốc tế. 

 

Theo học ngành Tôn giáo học, bạn cũng được đào tạo các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Tôn giáo học có thể thực hiện công việc cơ bản về tôn giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ về quản lý tôn giáo hoặc thực hiện các nghiên cứu về tôn giáo.

Nhờ đó, bạn sẽ có cơ hội giúp ích cho sự phát triển ổn định, bền vững của đời sống tâm linh, văn hóa, xã hội tại địa phương nói riêng, trong nước và quốc tế nói chung.

Vai trò và nhiệm vụ của ngành Tôn giáo học là gì?

Mục tiêu quan trọng nhất của Tôn giáo học là đào tạo ra lực lượng trí thức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu tôn giáo chất lượng cao. Họ có nhiệm vụ nghiên cứu, truyền bá các tri thức mang tính khoa học về tôn giáo, những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về Tôn giáo nhằm góp phần xây dựng, phát triển bền vững đất nước.

Sinh viên Tôn giáo học sẽ được đào tạo những gì?

Chương trình giảng dạy của ngành Tôn giáo học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa và khoa học xã hội. Từ đó sinh viên được bảo đảm về tính hiện đại, tư tưởng, có trình độ hiểu biết và giải thích về các hiện tượng, xu hướng tôn giáo đã diễn ra trong quá khứ đến hiện tại.

Để theo đuổi thành công cần học giỏi môn gì?

Nhìn chung các khối xét tuyển, đa số đều có sự góp mặt của môn Ngữ văn, vì vậy để học ngành Tôn giáo học, bạn cần phải đầu tư kỹ lưỡng vào môn học này. Sở hữu nền tảng kiến thức về Văn học tốt, việc nghiên cứu về tôn giáo sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thêm nữa, môn Ngữ văn còn có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiều cả trong kỹ năng thuyết trình, làm báo cáo, nghiên cứu…

 

Khối thi và điểm chuẩn của ngành Tôn giáo học

Thí sinh muốn học ngành Tôn giáo học sẽ lựa chọn thi các tổ hợp môn sau đây:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.

Điểm chuẩn của ngành Tôn giáo học trong vài năm qua dao động từ 16,5 - 18 điểm tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển. Hiện nay, ở nước ta có hai nơi đào tạo ngành Tôn giáo học là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM.

 

Sinh viên Tôn giáo học ra trường làm gì?

Bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ngành Tôn giáo học có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

  • Cán bộ nghiên cứu tôn giáo tại các cơ sở nghiên cứu hay viện nghiên cứu về tôn giáo.
  • Giảng viên tại các viện, trường đào tạo về tôn giáo.
  • Giảng viên chuyên giảng dạy ngành học này tại các cơ sở đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng, đại học, trường nghề.
  • Bạn cũng có thể chuyên trách công tác tôn giáo ở các cơ quan từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành trung ương, điển hình như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Sở Nội vụ, Mặt trận tổ quốc… và các trường của đoàn thể chính trị xã hội khác.
  • Làm việc tại cơ quan truyền thông, tờ báo hay đài truyền hình có chuyên môn riêng về lĩnh vực tôn giáo.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong lĩnh vực du lịch văn hóa tâm linh.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn thí sinh cũng như phụ huynh đã có cái nhìn cụ thể hơn về ngành Tôn giáo học. Bạn có cảm thấy đây là một ngành học dành cho mình hay không? Bạn có quyết tâm để lựa chọn con đường này cho tương lai của mình hay không?

Nếu câu trả lời là không? Hoặc nếu vẫn chưa biết điều gì là phù hợp với bản thân mình và nên chọn hướng đi nào thì bạn đừng vội lo lắng. Thay vào đó, bạn hãy tham gia Chương trình giáo dục hướng nghiệp cùng Rightpath.edu.vn hoàn toàn miễn phí. Chương trình có sự tham gia của các giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sẽ đồng hành cùng bạn để giúp tìm ra hướng đi đúng cho bản thân mình.


Tags: