Ngành học
03/11/2021
Cùng với sự “lên ngôi” của công nghệ và truyền thông - quảng cáo, Thiết kế đồ họa mà đặc biệt là định hướng chuyên sâu về nghệ thuật số đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn với môi trường đầy năng động, sáng tạo.
Theo thống kê của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện nay nước ta có gần 3.000 công ty quảng cáo, 50 công ty quảng cáo nước ngoài và hàng nghìn đơn vị dịch vụ về thiết kế đồ họa. Các công ty lớn, công ty tổ chức sự kiện, tòa soạn, đài truyền hình, nhà xuất bản… cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thiết kế. Chứng tỏ đây là một công việc đầy triển vọng tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
Như Rightpath.edu.vn đã chia sẻ, để tạo khác biệt và khẳng định tên tuổi của bản thân trong đội ngũ thiết kế ngày một đông đảo, bạn cần lựa chọn cho mình phong cách riêng và theo đuổi lĩnh vực chuyên môn. Dưới đây là 10 công việc chuyên môn rất phổ biến của nghề Graphic Designer mà bạn nên tham khảo để hiểu rõ hơn chi tiết của từng vị trí.
Đây là công việc trực tiếp tạo hình bộ nhận diện thương hiệu như về logo, kiểu chữ, thư viện hình ảnh… cho các sản phẩm của công ty nhằm thể hiện được tính cách thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu được ví là bộ mặt của doanh nghiệp, ẩn chứa bản sắc, văn hóa, giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng của mình. Vì vậy việc tuyển dụng thiết kế đồ họa trong lĩnh vực thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hiện cạnh tranh khá gay gắt.
Vị trí này giữ vai trò khá quan trọng trong việc tạo nên thành công của hoạt động marketing, phụ thuộc vào cách thức tiếp cận cũng như nắm bắt tâm lý, hành vi của khách hàng mục tiêu thông qua các ấn phẩm quảng cáo. Một số ấn phẩm marketing như: Thư mời, tờ rơi, quảng cáo, poster, biển quảng cáo ngoài trời, mẫu email quảng cáo, bài giới thiệu…
Chuyên viên thiết kế đồ họa sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mạnh mẽ hơn bằng cách sử dụng các hình ảnh truyền thông hấp dẫn, độc đáo. Từ đó sẽ giúp tăng cao hiệu quả từ hoạt động quảng cáo cũng như giới thiệu sản phẩm đến đối tượng mục tiêu.
Giao diện người dùng (UI) là cách mà người sử dụng tương tác trên các thiết bị/ ứng dụng điện tử. Thiết kế này thường tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm hình ảnh của người dùng từ các thiết kế đồ họa hấp dẫn trên giao diện như: nút kêu gọi hành động (CTA), menu, các dạng trạng thái biểu hiện và phản ứng của đối tượng đó… Mục đích là nhằm giúp người dùng sử dụng và tương tác một cách thân thiện, dễ dàng và phù hợp với khả năng của họ.
Các ví dụ về sản phẩm thiết kế đồ họa giao diện người dùng UI: Thiết kế giao diện website, thiết kế hình nền, thiết kế giao diện trên game, thiết kế giao diện phần mềm - ứng dụng…
Trong lĩnh vực thiết kế ấn phẩm xuất bản, các ấn phẩm thường là sách, báo, tạp chí… và hiện nay các ấn phẩm điện tử dưới dạng ebook đã xuất hiện nhiều hơn. Designer sẽ phải xây dựng bố cục của sản phẩm một cách cẩn thận, chi tiết từ trang bìa, dàn trang, kiểu chữ, hình ảnh, hình vẽ minh họa...
Bao bì là một công cụ tiếp thị trong marketing vô cùng hữu ích và giá trị, có khả năng giao tiếp trực tiếp với khách hàng và quyết định 80% khả năng mua hàng. Mỗi thành phần như hộp, chai, thùng, túi… đều có thể là cơ hội để doanh nghiệp kể một câu chuyện về sản phẩm và đưa thương hiệu của công ty đến với khách hàng.
Công việc của designer là xây dựng concept, lên ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm thiết kế, phát triển mô hình thiết kế mẫu sản phẩm và tạo ra bản thiết kế in ấn để sản xuất sản phẩm.
Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphic) là đồ họa mà các đối tượng trong đó đang chuyển động, bao gồm các chuyển động về âm thanh, kiểu chữ, hình ảnh, video và các hiệu ứng khác trong các phương tiện truyền thông online, truyền thống như quảng cáo truyền hình, phim ảnh. Ví dụ: thiết kế chuỗi tiêu đề và tin kết thúc, quảng cáo, chuyển động logo, video trailer, bản trình bày thuyết trình, video quảng cáo, banner, ảnh GIFs...
Đây là thiết kế ra không gian làm việc, nghỉ ngơi, quán cà phê… nhằm làm tăng tính trải nghiệm cho khách hàng với môi trường xung quanh bằng cách sáng tạo cho nó trở nên ấn tượng, thu hút hơn và dễ xoay chuyển hơn. Một số sản phẩm như: bảng chỉ dẫn, tranh tường, bảo tàng, triển lãm, không gian nội thất gian hàng, không gian tổ chức hội nghị…
Thiết kế này tạo ra hình vẽ mang tính trang trí nhằm kể nhiều câu chuyện trong cùng một tác phẩm. Thiết kế nghệ thuật tạo hình và minh họa nhằm hỗ trợ các sản phẩm thiết kế đồ họa tạo được sự thu hút và ấn tượng cao trong việc giới thiệu sản phẩm như: hình vẽ trên áo, mẫu họa tiết, hình ảnh tư liệu, truyện tranh, album nghệ thuật, minh họa bìa sách, minh họa tài liệu kỹ thuật, hình vẽ concept…
Đây là nghề dành cho nhiều bạn trẻ yêu thích phim hoạt hình hoặc nền tảng truyền thông đa phương tiện. Với hình ảnh đồ họa độc đáo, chuyển động mượt mà, nhân viên thiết kế đồ họa có thể tạo hình cho nhân vật, môi trường trong game hay tạo chuyển động cho nhân vật.
Công việc chính nhà thiết kế không phải là trực tiếp tạo ra sản phẩm nội thất, mà là từ các sản phẩm nội thất, kết hợp lại để thiết kế mô phỏng hình ảnh 3D cho các công trình xây dựng, thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại… theo yêu cầu của nhà thiết kế nội thất hay quản lý dự án.