Ngành học

Cơ hội việc làm thăng hoa và phong phú của ngành Quản lý văn hóa

18/11/2021

Theo học ngành Quản lý văn hóa, bạn không chỉ được thỏa mãn đam mê mà còn có cơ hội nghề nghiệp vô cùng phong phú và rộng mở.

Đắm mình trong nét đẹp của nền văn hóa là một cảm xúc vô cùng thăng hoa và lắng đọng những cung bậc thời gian màu nhiệm. Theo học ngành Quản lý văn hóa, bạn không chỉ được thỏa mãn đam mê mà còn có cơ hội nghề nghiệp vô cùng phong phú và rộng mở.

Cơ hội xây dựng sự nghiệp phong phú của ngành Quản lý văn hóa

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc anh em. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày nay, văn hóa và thuần phong mỹ tục chính là điểm nổi bật giúp Việt Nam tạo dấu ấn riêng sâu sắc với các quốc gia trên thế giới. Nền văn hóa xinh đẹp và phong phú này càng cần được giữ gìn, bảo tồn và phát triển đúng hướng hơn bao giờ hết. 

Cũng theo định hướng này, ngành Quản lý văn hóa có trách nhiệm đào tạo những cán bộ có chuyên môn để lưu giữ và phát triển văn hóa nước nhà. Điều này dẫn đến cơ hội việc làm cho cử nhân ngành này trở nên vô cùng rộng mở, phong phú. 

 

Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Nhân viên/ quản lý các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.
  • Cán bộ/ nhân viên tại Sở/ Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa; Ban Quản lý di tích, quản lý lễ hội, thiết chế văn hóa; Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố, quận/ huyện, xã/ phường; cơ quan đơn vị thuộc bộ, ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
  • Nhân viên/ quản lý tại các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch, đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, điểm vui chơi, giải trí.
  • Quản lý dự án, nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp, gây quỹ từ thiện. 
  • Nhân viên/ quản lý bộ phận marketing, gây quỹ và tìm tài trợ, quan hệ công chúng. 
  • Quản lý/ nhân viên sale sự kiện cố định, phòng nghiệp vụ.
  • Nhân viên phòng nghệ thuật, tổ chức biểu diễn tại nhà hát; nhân viên văn thể tại các doanh nghiệp.
  • Nhân viên văn nghệ tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa; giáo viên nghệ thuật tại trường mầm non, tiểu học, trung học; cán bộ đoàn, hội; nhân viên phòng tuyên huấn, phòng chính trị tại trường đại học, cao đẳng.
  • Người làm việc độc lập cho các chương trình, sự kiện hay dự án văn hóa nghệ thuật.
  • Người tự thành lập trung tâm nghệ thuật, vũ đoàn, nhóm nhạc, công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, biểu diễn nghệ thuật.
  • Chuyên viên về nếp sống gia đình tại các phòng và trung tâm trực thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; lao động, thương binh, xã hội từ trung ương đến cơ sở.

 

  • Chuyên gia, giáo sư, giảng viên tại trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… đào tạo về quản lý văn hóa, tổ chức sự kiện, công tác xã hội, phụ nữ học, xã hội học và các cơ quan, đơn vị có chức năng đào tạo văn hóa xã hội khác.
  • Chuyên viên/ nghiên cứu viên tại các Viện Chiến lược quốc gia, Viện Cán bộ phụ nữ, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Văn hóa nghệ thuật, Viện Xã hội học, Viện Con người; Trung tâm Nghiên cứu giới, Nghiên cứu gia đình.
  • Nhân viên/ chuyên viên tư vấn, cán bộ lập dự án, triển khai chương trình/ dự án của tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội về công tác gia đình.
  • Nhân viên/ chuyên viên gia đình tại trung tâm nghiên cứu, phát triển cộng đồng, gia đình, giới, trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện, chăm sóc người già và trẻ em…

Cần trang bị gì để thành công với nghề Quản lý văn hóa?

Phẩm chất nghề nghiệp cần có:

  • Niềm đam mê với nghề, say sưa tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội.  
  • Tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Quan điểm, thái độ lao động khoa học, nghiêm túc.
  • Ý thức học tập và vận dụng đường lối văn hóa, giáo dục của Đảng vào thực tiễn, trân trọng di sản văn hóa dân tộc và nhân loại.
  • Văn hóa giao tiếp tốt, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc. 

Kiến thức cần có:

  • Kiến thức chung về văn hóa xã hội, cơ sở ngành và kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý ngành Văn hóa thông tin.
  • Kỹ năng, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa cơ sở, thiết chế văn hóa và tổ chức văn hóa xã hội khác ở cộng đồng dân cư. 
  • Kiến thức nền tảng về một số loại hình văn hóa và nghệ thuật cơ bản.  

Kỹ năng cần có:

  • Lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động văn hóa ở các nhà văn hóa và trong cộng đồng.
  • Quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, hoạt động sinh hoạt tập thể tại các cơ quan và địa phương. 

 

Nếu có niềm yêu thương đặc biệt đối với nền văn hóa - nghệ thuật - xã hội của nước nhà, bạn nên cân nhắc ngành học Quản lý văn hóa. Trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ lưu loát, chắc chắn sự thành công sẽ nằm trong tay bạn. Hãy nhớ, Rightpath.edu.vn luôn đồng hành cùng bạn!


Tags: