Ngành học

Quản lý giáo dục - Lựa chọn hàng đầu cho người trẻ thích môi trường giáo dục nhưng không muốn "cầm phấn"n

08/11/2021

Không phải chỉ sinh viên học sư phạm ra trường mới làm trong lĩnh vực giáo dục. Có những người tuy thích môi trường giáo dục, nhưng lại cảm thấy mình không phù hợp làm giáo viên, giảng viên thì theo học ngành Quản lý giáo dục là lựa chọn thông minh, nếu không muốn nói đây là ngành đang nhận được nhiều ưu ái!

Tại sao nói ngành Quản lý giáo dục đang nhận được nhiều ưu ái?

Việc đổi mới, phát triển hệ thống dạy và học ở nước ta ngày càng được chú trọng. Các chương trình dạy học luôn có đội ngũ cập nhật xu hướng mới trên thế giới, từ đó nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp với hệ thống giáo dục Việt Nam. 

Các phương pháp dạy học khác nhau như tranh biện, thuyết trình cũng đã được lồng ghép vào cách dạy truyền thống ở các cấp thấp hơn đại học. Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao trình độ đầu ra, tăng khả năng nhận thức và tư duy ở thế hệ tương lai.

Để làm được điều này cần một đội ngũ nhân sự đông đảo đứng sau. Và một trong số đó chính là đội ngũ từ ngành Quản lý giáo dục. Với con đường sự nghiệp rộng mở, nhiều vị trí, cơ hội việc làm đa dạng là những điều khiến cho ngành này nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ.

 

Học Quản lý giáo dục ra trường có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn?

Nếu còn đang phân vân và chưa hình dung rõ công việc trong ngành Quản lý giáo dục, hãy đọc ngay phần bên dưới để hiểu hơn về vị trí công việc mà kiến thức của ngành này có thể đáp đứng sau khi ra trường nhé!

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục
    Vị trí này có thể làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục... Nghe rất “ngầu” đúng không nào? Để làm tốt công việc quản lý của mình, các bạn cần có những kế hoạch công việc cụ thể cũng như phương pháp quản lý tốt để ứng dụng phù hợp với từng môi trường. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều cơ sở đào tạo công lập tuyển chuyên viên tư vấn giáo dục và nhiều vị trí khác. Các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.
  • Chuyên viên văn phòng
    Bạn có thể ứng tuyển các vị trí như chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, chuyên viên quản lý học sinh/ sinh viên, chuyên viên phòng đào tạo... Những vị trí này các bạn cần thực hiện công việc đảm bảo chất lượng cũng như lựa chọn môi trường làm việc hợp lý. Theo đuổi công việc ổn định văn phòng, bạn có thể làm việc tại các Phòng Giáo dục; Phòng Thanh tra Giáo dục; Phòng Tổ chức Cán bộ; trường học, trung tâm giáo dục, doanh nghiệp có hướng đào tạo ngành nghề…

 

  • Làm việc ở phòng tư vấn tuyển sinh
    Một vai trò khác khá phù hợp với bạn khi có tấm bằng Quản lý giáo dục là tư vấn, tuyển sinh tại các trường cao đẳng, đại học hoặc tư vấn du học ở những trung tâm du học, giới thiệu việc làm.
  • Làm nghiên cứu về ngành giáo dục
    Như đã nói, việc đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục cần nguồn nhân sự và những lộ trình cụ thể. Nếu đam mê với việc nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể đi theo con đường này. Bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường học để có thể nghiên cứu chuyên sâu mọi vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo. 

Ngoài những ngành nghề kể trên, bạn còn nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn khi tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục. Nhờ tính chuyên môn nên bạn hoàn toàn có thể làm ở các công ty, doanh nghiệp tư nhân phù hợp với chuyên môn của mình.

Mức lương ngành này hiện nay ra sao?

Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Quản lý giáo dục. Tuy nhiên, nếu làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước thì mức lương được quy định cụ thể theo bậc lương của chính phủ. Ngoài ra thì lương ngành này còn được tăng dần dựa vào vị trí làm việc và thâm niên công tác trong nghề.

Nếu làm việc ở các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân thì mức lương cho mỗi vị trí sẽ khác nhau. Chẳng hạn như, chuyên viên đào tạo có thể nhận 8 - 10 triệu đồng/tháng, cao hơn là 15 triệu đồng/tháng; Nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học có lương khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng và hoa hồng theo doanh số nên tổng thu nhập cũng có thể trên 10 triệu đồng/tháng. Nếu tích lũy kinh nghiệm, bạn có nhiều cơ hội thăng tiến lên cấp quản lý với mức thu nhập cũng tăng theo.

Cần tố chất, khả năng gì để theo đuổi ngày Quản lý giáo dục?

Có thể nói môi trường này khá nghiêm túc, quy chuẩn. Bạn không chỉ cần kiến thức mà phải có kỹ năng, phẩm chất để sau này có thể thích nghi với một môi trường mô phạm. Một số kỹ năng bạn cần rèn luyện phải kể đến là:

- Kỹ năng quản lý.
- Tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật tốt.
- Khả năng chịu áp lực tốt và khả năng thích nghi cao.
- Khả năng về ngoại ngữ và tin học văn phòng.
- Kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe, thấu hiểu người khác.
- Khả năng xử lý tình huống và phán đoán sự việc.
- Khả năng nắm bắt tâm lý.
- Luôn có sự chăm chỉ, cần cù và kiên trì.

 

Một số trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục tại Việt Nam

- Đại học Giáo dục (QHS)
- Học viện Quản lý Giáo dục (HVQ)
- Đại Học Sư phạm TP.HCM (SPS)
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (QSX)

Mỗi ngành nghề, môi trường sẽ có những đặc thù và quy chuẩn riêng. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin về các ngành học mà bạn quan tâm để đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân mình nhé!


Tags: