Ngành học

Bạn biết gì về ngành Quản lý giáo dục?

08/11/2021

Ngành Quản lý giáo dục đã góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại và tương lai.

Khi xã hội ngày càng phát triển, thang đo về nguồn nhân lực cũng theo đó được nâng cao hơn. Minh chứng là các phương pháp dạy và học ngày càng được làm mới để phù hợp hơn trong bối cảnh tri thức được đánh giá cao như hiện nay.

Ngành Quản lý giáo dục được hiểu như thế nào?

Có thể hiểu đơn giản rằng Quản lý giáo dục chính là tập hợp các biện pháp, kế hoạch được đưa ra để đảm bảo cho sự vận hành một cách bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, nhằm tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng và số lượng. Mọi hoạt động của quá trình Quản lý giáo dục đều hướng tới mục đích đào tạo và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.

Trong Quản lý giáo dục:
- Chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục phân bổ từ trung ương đến địa phương.
- Đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.

 

Theo học ngành Quản lý giáo dục, bạn sẽ có kiến thức cơ bản về quản lý và kỹ năng thực hành, đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào các hoạt động của nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

Vai trò, chức năng của Quản lý giáo dục

Tại sao nói ngành này có vai trò quan trọng trong xã hội?

Quản lý diáo dục là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Cụ thể gồm:

- Giúp thống nhất về ý chí cho đến hành động của giáo viên, giảng viên đến học sinh trong các tổ chức giáo dục khác nhau trên cả nước. Quá trình này cần có sự thống nhất thì bộ máy giáo dục hoạt động mới hiệu quả.

- Giúp tổ chức giáo dục có cơ sở để phát triển, có mục tiêu chung để thống nhất đội ngũ giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh.

- Giúp hệ thống hoạt động nhịp nhàng, mỗi nguồn lực sẽ đảm nhận cụ thể một nhiệm vụ nhất định và kết nối chúng với nhau tạo thành một thể thống nhất.

- Giúp tổ chức đào tạo nhanh chóng thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Biết cách thay đổi để tận dụng cơ hội, tránh những thách thức và giảm bớt tiêu cực của môi trường giáo dục hiện nay.

- Ngoài ra, đây còn là hoạt động có vai trò trong việc điều phối nguồn lực giáo viên, giảng viên, cùng như học sinh, sinh viên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Chức năng của ngành Quản lý giáo dục là gì?

  • Kế hoạch hóa: Đây là chức năng hoạch định cụ thể các công việc, điều này giúp hoạt động giáo dục chủ động và khoa học hơn. Nó còn giúp trù liệu các việc cần thực hiện để đạt được kết quả đào tạo một cách tốt nhất. Quản lý giáo dục cấp cao sẽ là người đưa ra những kế hoạch, quyết định để tổ chức giáo dục trong hệ thống thực hiện thống nhất theo.
  • Tổ chức: Giúp thiết kế cơ cấu tổ chức, phương thức và quyền hạn trong hệ thống quản lý giáo dục. Từ đó đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Là công cụ để thiết lập nên một hệ thống, dễ dàng quản lý và hoạt động có hiệu quả.
  • Chỉ đạo thực hiện: Chức năng biểu thị cho năng lực của nhà Quản lý giáo dục. Khi đưa ra kế hoạch thì họ cần tiến hành sắp xếp tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. 
  • Kiểm tra: Đây là chức năng của những người đảm nhận quản lý trong hệ thống giáo dục. Họ là người thực hiện việc kiểm tra nhằm xác định hành vi, thẩm định các hoạt động của một cá nhân hay tổ chức trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý giáo dục ban hành.

Học gì khi theo chuyên ngành Quản lý giáo dục?

Như đã nói ở trên, Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động giám sát; quản lý và thanh tra; đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường hay các cơ sở đào tạo. Tất cả nhằm giúp đảm bảo các quy định của bộ, ban, ngành được thực hiện nghiêm túc, mang đến môi trường học tập tốt nhất, tích cực nhất, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Chương trình học của sinh viên ngành này đều được nghiên cứu và giảng dạy theo hệ thống để mang lại hiệu quả tốt nhất, thường tập trung vào những điều sau:

- Đào tạo kiến thức về quy trình quản lý giáo dục tiêu chuẩn, tâm lý giáo dục. 
- Thực hành công tác quản lý từ các cấp đến trường học.
- Hỗ trợ tối đa cho nhà trường cho dù theo cơ cấu, quy mô nào.
- Bên cạnh đó, khi theo học ngành này, sinh viên còn học về luật, các quy định liên quan của nhà nước.

 

Đây là ngành học khó, đòi hỏi niềm đam mê và yêu thích rất lớn để theo học và theo nghề lâu dài sau khi tốt nghiệp. Nếu muốn đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với nghề trước khi đưa ra quyết định lựa chọn theo học, các bạn có thể dành chút thời gian làm bài trắc nghiệm Holland và tham gia khóa học Chương trình giáo dục hướng nghiệp miễn phí cùng Rightpath.edu.vn nhé!


 


Tags: