Cần làm gì để có việc làm tốt sau khi học ngành Khoa học máy tính?
07/11/2021
Khoa học máy tính được đánh giá là ngành có mức lương hấp dẫn. Vì nhu cầu tuyển dụng luôn ở mức cao nên sinh viên đều tự tin không lo học xong không có việc làm.
Thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành Khoa học máy tính có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Thực tế, mức lương ngành này phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn kinh nghiệm của mỗi người. Dưới đây Rightpath.edu.vn sẽ chia sẻ một số điều bạn cần biết để theo đuổi ngành học ngành này và ra trường có được cơ hội việc làm hấp dẫn nhất.
Tố chất phù hợpvớingành Khoa học máy tính và những điều cần có
Đầu tiên, để có thể theo đuổi ngành Khoa học máy tính, bạn chắc chắn phải có đam mê và một số tố chất dưới đây:
Đam mê với công nghệ, phần mềm.
Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy logic.
Chính xác và thận trọng trong công việc.
Chịu khó học hỏi và cập nhật kiến thức mới.
Có trí thông minh và khả năng sáng tạo.
Có khả năng ngoại ngữ tốt.
Có khả năng làm việc nhóm.
Quan trọng là khả năng chịu được áp lực công việc tốt.
Nếu bạn có niềm đam mê lớn với ngành Khoa học máy tính nhưng cảm thấy bản thân không đầy đủ những tố chất trên thì đừng vội lo lắng. Rightpath.edu.vn sẽ đồng hành cùng bạn để giải mã bản thân mình thông qua Chương trình giáo dục hướng nghiệp hoàn toàn miễn phí!
Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?
Ở Việt Nam, Khoa học máy tính là một ngành hot tại các trường đại học. Thực tế nhu cầu việc làm cho ngành này là vô cùng lớn do sự phát triển về công nghệ, các công ty nước ngoài thường gửi dự án sang các nước đang phát triển gia công phần mềm. Nhưng do trình độ sinh viên Khoa học máy tính Việt Nam mới ra trường còn khá yếu, cần thêm thời gian đào tạo, trình độ tiếng Anh thấp là trở ngại lớn nhất khi làm việc trong ngành này. Một số có năng lực cao hơn thì khả năng làm việc nhóm kém, không chịu được áp lực, tự phụ… khiến nhân lực ngành Khoa học máy tính ở Việt Nam được nhận định là “cung dư nhưng không đủ cầu”.
Chuẩn bị tâm lý thậtvững: Vì đây là ngành học rất khó và các môn chuyên ngành cơ sở khá hàn lâm. Điều quan trọng hơn nữa là khi bước vào ngành này, bạn cực dễ sốc tâm lý vì xung quanh nhiều bạn chuyên Tin học. Vì vậy, các bạn cần lạc quan, cố gắng hết mình và đừng từ bỏ nếu đã lựa chọn ngày này nhé!
Kiến thức Toán học thật vững: Ngành Khoa học máy tính yêu cầu rất cao về Toán. Toán ở đây là khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ về vấn đề. Nếu không quá giỏi Toán ở cấp 3 thì cũng đừng quá lo ngại, chỉ cần bạn có tư duy tốt, khả năng logic cao thì vẫn theo được ngành này nha.
Khả năng tự học: Lên đại học thì các bạn buộc phải chủ động tìm hiểu và đọc qua tài liệu về môn học đó trước vì nó sẽ giúp tiếp thu bài giảng tốt hơn. Và đặc biệt hơn là khi đi làm, những kiến thức trên giảng đường chỉ là nền tảng nên các bạn buộc phải tìm hiểu, cập nhật liên tục về công nghệ mới, ứng dụng những gì mình đã học để có thể làm việc hiệu quả và thành công.
Khả năng ngoại ngữ: Nếu có khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn có thể trúng tuyển vào các công ty lớn, tập đoàn nước ngoài và quan trọng nhất là dễ dàng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra, nếu có cơ hội thì tiếng Nhật cũng là ngoại ngữ mà dân Công nghệ thông tin cần sử dụng. Vì thế, hãy bắt tay vào việc đầu tư ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ nhé.
Kỹ năng mềm: Đừng nghĩ Khoa học Máy tính là ngành khô khan chỉ làm 1 độc lập với cái máy tính. Những dự án lúc nào cũng khó nhằn, đặc biệt nếu bạn làm trong những công ty lớn, vị trí cao. Đòi hỏi bạn cũng phải thường xuyên giao tiếp, thuyết trình ý tưởng, làm việc nhóm và quản lý thời gian hợp lý.
Những trường đào tạo ngành Khoa học máy tính
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học máy tính, các bạn thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực miền Bắc: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hạ Long, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên, Đại học Thăng Long, Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Khu vực miền Nam: Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp, Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An…
Nhiều thập kỷ trước, người ta sáng tạo ra máy tính chỉ để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản của con người. Nhưng ngày nay, máy tính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, giúp giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp, mang lại nhiều hiệu quả lao động hơn. Các công nghệ máy tính cũng là nguồn cội làm nên các ứng dụng giải trí thú vị, chính vì thế cuộc sống con người dường như đã không thể thiếu máy tính. Nếu bạn đã nắm bắt được xu hướng và quyết định theo đuổi thì hãy nỗ lực thật nhiều và phấn đấu trở thành một nhân tố xuất sắc của ngành Khoa học máy tính nhé!