Ngành học
07/11/2021
Hiện nay, hầu hết tất cả ngành nghề đều ứng dụng máy tính vào việc kinh doanh, từ nông nghiệp đến thương mại dịch vụ, dạy học hay y tế...
Khoa học máy tính đã giúp con người rất nhiều trong mọi lĩnh vực, kinh tế, xã hội, kinh doanh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; cho đến kết nối toàn cầu, giúp mọi người có thể xích lại gần nhau hơn mặc dù ở những nước rất xa nhau.
Do đó, trong kỷ nguyên 4.0, Khoa học máy tính được đánh giá là một trong những ngành nghề có mức độ tăng trưởng cao, trở thành xu thế trên thế giới trong những năm gần đây. Là lĩnh vực đòi hỏi “chất xám” cao, nhiều thử thách và đi kèm với mức lương hậu hĩnh, ngành học này liệu có đúng như “lời đồn” không? Hãy cùng Rightpath.edu.vn tìm hiểu xem nhé!
Theo Wikipedia, Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh (Digital Image Processing)... Sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính sẽ được trang bị kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu như:
Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin vẫn thường bị nhầm lẫn là hai ngành giống nhau. Nhưng không phải vậy, ở bậc đại học, cả hai ngành đều học về máy tính. Công nghệ thông tin là một ngành rộng, bao hàm Khoa học máy tính. Rightpath.edu.vn có một số thông tin cơ bản nhằm giúp các bạn hiểu về các mảng chuyên biệt của 2 ngành này như sau:
Tại các nước phát triển sử dụng rất nhiều nhân lực trong ngành Khoa học máy tính. Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tại các nước phát triển, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này đang được tuyển dụng rất nhiều. Đây được xem là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển của các hãng công nghệ, đảm nhận vị trí nghiên cứu và phát triển hệ thống mới, nâng cấp công nghệ cũ.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) năm 2021, cơ hội việc làm trong lĩnh vực Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin dự báo tăng 11% từ năm 2019 đến 2029, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của các ngành nghề khác. Mức lương trung bình của các công việc trong lĩnh vực này là 86.320 USD (thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ tháng 5/2018), cao hơn 38.640 USD so với các ngành nghề khác.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng thế giới, các công ty nước ngoài thường gửi dự án sang các nước đang phát triển để tận dụng nguồn nhân lực có trình độ cao và năng động với chi phí cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, ngay tại trong nước, thời đại công nghệ 4.0 với sự bùng nổ của dữ liệu lớn, yêu cầu về bảo mật, vận hành hệ thống, hay các giải pháp bảo vệ thông tin trước tin tặc cũng rất lớn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh đã kéo theo mức lương của ngành này ngày càng cạnh tranh. Theo báo cáo mới đây nhất của Salary Explorer, mức lương trung bình của ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam vào khoảng 12,1 - 38,7 triệu đồng/tháng. Mức lương của chuyên gia ngành này có thể lên đến con số khủng dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề, ngoại ngữ hoặc vị trí.
Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và để phát triển chuyên môn sâu nhất, nên tập trung 1 chuyên ngành khi đã xác định được thế mạnh của bản thân như:
Ngoài các vị trí này, bạn còn có thể làm một số việc khác như: lập trình viên, giám sát chất lượng, kỹ sư hệ thống, kỹ sư phụ trách nghiên cứu vận hành và phát triển phần mềm; chuyên viên nghiên cứu khoa học và ứng dụng của công nghệ thông tin hay làm giảng viên tại trường đại học, cao đẳng.
Qua bài đọc này, Rightpath.edu.vn hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết trước khi tiến đến quyết định lựa chọn học ngành Khoa học máy tính nhé!