Con đường sự nghiệp tươi sáng với ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
16/11/2021
Những năm gần đây, cơ hội việc làm của ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình bất ngờ bùng nổ. Các tân cử nhân luôn được điện ảnh nước nhà săn đón.
Để tạo dựng thành công cho các sự kiện quy mô lớn nhỏ hay những bộ phim hoạt hình nổi tiếng, phim điện ảnh bom tấn… không thể không nhắc đến đội ngũ hậu kỳ chuyên nghiệp. Cũng từ đây, ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực điện ảnh. Theo đó, nhu cầu nhân sự có chuyên môn, được đào tạo bài bản ngày càng tăng cao. Vậy, làm thế nào để theo đuổi ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình và bước chân vào thế giới phim ảnh siêu hấp dẫn này?
Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Hiện nay ở nước ta, Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình đang được chia theo các chuyên ngành như sau:
Ngành Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Ngành Phổ biến phim điện ảnh.
Ngành Dựng phim.
Chuyên ngành Sản xuất phim truyền hình.
Chuyên ngành Sản xuất phim điện ảnh.
Tiềm năng công việc song tiến cùng sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí
Trong bối cảnh số lượng phim ở nước ta đáp ứng đang ở mức thấp (chỉ tầm 17 – 22 phim/năm), Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch khẳng định cần sản xuất ít nhất 40 phim truyện/năm. Đến năm 2030, nước ta cần sản xuất trên 70 phim truyện/năm để đảm bảo giữ vững chủ quyền trong nước và không để phim nước ngoài chiếm ưu thế.
Phim ảnh, truyền hình đang là lĩnh vực vô cùng nóng sốt và là miền đất hứa cho các bạn trẻ có niềm đam mê sáng tạo, mong muốn gia nhập ngành giải trí, nghệ thuật. Cũng vì vậy, ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình đang có những bước tiến mới và thu hút nhiều bạn trẻ chọn định hướng cho sự nghiệp của mình.
Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp điện ảnh cũng có những bước nhảy vọt đáng kể. Bằng chứng là rất nhiều bộ phim có áp dụng kỹ xảo điện ảnh, hình ảnh động hay hiệu ứng âm thanh để mang đến những trải nghiệm chân thực nhất cho khán giả.
Điều này dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình tăng cao; cũng cho thấy sự phát triển về cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ của ngành ở hiện tại và tương lai.
Gợi ý các công việc từ “nhẹ” đến “phức tạp” cho sinh viên sau khi ra trường
Hãy cùng Rightpath.edu.vn tham khảo các công việc phù hợp với ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình có thể kể đến như:
Nhân viên/ chuyên gia thiết kế poster, tạp chí, hình ảnh 3D.
Ban tổ chức thành lập công ty sản xuất phim hoạt hình.
Thiết kế hoặc quản lý thiết kế phim hoạt hình tại các công ty trong và ngoài nước.
Có thể học tập, nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia giảng dạy…
Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:
Công ty sản xuất phim hoạt hình manga, truyện tranh, thiết kế game, phim quảng cáo, đài truyền hình, truyền thông thương hiệu.
Trường đại học có ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình.
Khu vực phim trường, xưởng phim, đài truyền hình.
Đơn vị công ty truyền thông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, tổ chức sự kiện.
Cơ quan báo chí điện tử.
Công ty tự lập hoặc dịch vụ riêng…
Mức lương làm việc trong ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Vì đang thiếu nhiều nhân lực làm việc, chính vì vậy mức lương trong ngành cũng khá cao hơn so với những ngành khác. Tuy nhiên, mức lương bạn có thể đạt được cũng sẽ căn cứ vào trình độ tay nghề cũng như số vốn kinh nghiệm tích lũy được:
Sinh viên mới ra trường làm việc tại vị trí thiết kế, dựng phim tại các đơn vị sản xuất phim tư nhân, công ty truyền thông: Mức lương khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng.
Nhân viên đã có kinh nghiệm từ 2 - 3 năm: Mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng.
Nhân viên dựng phim có kinh nghiệm tại các đài truyền hình, đơn vị báo chí: Mức lương khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Đối với những bạn nhận dự án ngoài về làm thêm: Mức lương hàng tháng có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng hoặc hơn tùy thuộc vào số lượng dự án nhận về.
Những tố chất để làm việc trong ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình
Cảm nhận tốt về hình ảnh, có trí tưởng tượng phong phú cũng như sự sáng tạo và tính kỷ luật trong công việc.
Kiên nhẫn, đặc biệt là khả năng làm việc dưới áp lực cao.
Sẵn sàng làm việc nhiều giờ là yếu tố cần thiết vì làm việc trong lĩnh vực điện ảnh thường xuyên phải đối mặt với việc làm ngoài giờ cho kịp tiến độ.
Khả năng cảm nhận nghệ thuật tinh tế, giàu cảm xúc cũng như khả năng đồng cảm cao.
Được đào tạo bài bản trong ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật dựng phim, sản xuất phim, sử dụng thành thạo phần mềm dựng phim để phục vụ tốt nhất cho công việc.
Biết cách sắp xếp kịch bản và hình ảnh hợp lý trong quá trình dựng phim.
Kiến thức về nhiếp ảnh, biết về hiệu ứng âm thanh, ánh sáng.
Biết cách phối hợp các cảnh quay với nhau theo tính logic.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt để có thể phối hợp với đạo diễn, biên tập viên…
Nhạy bén, biết cách xử lý tình huống phát sinh, giữ bình tĩnh cũng như tự tin làm việc trong môi trường căng thẳng.
Hiểu giá trị đạo đức nghề nghiệp và có quan điểm nghệ thuật riêng.