Ngành học

Ngành Báo chí - Những thông tin quan trọng cần biết

07/11/2021

Dù được đánh giá là một trong số những nghề nguy hiểm nhất nhưng Báo chí lại luôn là ngành học hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ thích viết lách, yêu tự do, ghét sự gò bó. Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về ngành học đặc biệt này nhé. 

Ngành Báo chí là gì?

Ngành báo chí tiếng Anh là Journalism, về cơ bản là ngành học sẽ đào tạo những sinh viên có đủ kỹ năng, kiến thức và khả năng để tham gia vào bất kỳ công việc nào liên quan đến việc cung cấp thông tin đến công chúng. Nếu như cách đây hơn 10 năm, sinh viên học ngành Báo chí ra hầu như chỉ có một con đường là gia nhập một cơ quan báo chí để mài dũa ngòi bút của mình thì hiện nay sinh viên ngành Báo chí có vô vàn cơ hội nghề nghiệp, thậm chí không giới hạn về địa lý hay tổ chức, mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. 

Học ngành Báo chí, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực Báo chí, trong đó cơ bản nhất là các nguyên tắc khi làm việc, kỹ năng tác nghiệp, cách thức ứng xử chuẩn mực, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Các bạn học ngành Báo chí còn được rèn luyện các kỹ năng khác như: cách tổ chức công việc hiệu quả, cách làm việc nhóm, khả năng hoạt động độc lập khi khai thác thông tin, kỹ năng viết tin – bài – phóng sự… 

Bên cạnh đó, trường học cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website hay xây dựng kịch bản cho chương trình phát thanh, truyền hình.

Và khi học sâu vào các môn chuyên ngành, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành: Báo in, Báo chí đa phương tiện, Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình...

 

Các khối có thể thi vào ngành Báo chí:

A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)

A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)

C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)

C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý)

D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)

D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)

D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)

D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)

D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)

D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)

D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)

D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

M14 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán)

M15 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh)

M16 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý)

M17 (Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử)

M18 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)

M19 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)

M20 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý)

M21 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử)

M22 (Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán)

Điểm chuẩn ngành Báo chí năm 2020

Năm 2020, mức điểm chuẩn ngành Báo chí của các trường tuyển dao động trong khoảng từ 18 – 34,25 điểm, tùy thuộc vào các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

 

Trường đào tạo ngành Báo chí

Các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành học này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

1.Khu vực miền Bắc

TRƯỜNG ĐÀO TẠO

ĐIỂM CHUẨN 2020

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

22 – 34,25

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

23,5 – 28,5

Đại học Văn hóa Hà Nội

24,5 – 25,5

Học viện Phụ nữ Việt Nam (ngành Truyền thông đa phương tiện)

16 – 17

Đại học Khoa học Thái Nguyên

15


 

2.Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

TRƯỜNG ĐÀO TẠO

ĐIỂM CHUẨN 2020

Đại học Sư phạm Đà Nẵng

21 – 21,25

Đại học Khoa học Huế

16

Đại học Vinh

15

Đại học Quy Nhơn (ngành Văn học)

15

Đại học Khánh Hòa (ngành Văn học)

15

Đại học Duy Tân (ngành Văn học)

14


3.Khu vực miền Nam

TRƯỜNG ĐÀO TẠO

ĐIỂM CHUẨN 2020

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

26,15 – 27,5

Đại học Công nghệ TP.HCM (ngành Việt Nam học)

18

Đại học Văn Hiến (ngành Xã hội học)

15,5


 

Tốt nghiệp ngành Báo chí ra làm gì?

  1. Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo quen thuộc như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động, Vnexpress, Vietnamnet… 
  2. Phóng viên thường trú tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.
  3. Biên tập viên tại cơ quan báo chí, chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên gửi về.
  4. Phụ trách nội dung truyền thông cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, fanpge hay bài đăng báo, tạp chí...
  5. Phát thanh viên đài phát thanh hoặc truyền hình: Làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình cấp quốc gia, thành phố hoặc địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn...
  6. Chuyên viên truyền thông cho các công ty/tổ chức
  7. Tham gia ngành xuất bản trong nhiều vai trò như: tác giả, biên tập, phát triển dự án… 

 

Nếu bạn vẫn chưa biết điều gì là phù hợp với bản thân mình và nên chọn hướng đi nào, hãy tham gia Chương trình giáo dục hướng nghiệp cùng Rightpath.edu.vn  hoàn toàn miễn phí. Chương trình có sự tham gia của các giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp sẽ đồng hành cùng bạn để giúp tìm ra hướng đi đúng cho bản thân mình.
 


Tags: